Các chu trình CNO nóng Chu trình CNO

Dưới điều kiện nhiệt độ và áp suất cao hơn, như là nhiệt độ và áp suất được tìm thấy ở tân tinhbùng nổ tia X, tốc độ bắt proton vượt quá tốc tộc phân rã beta, đẩy sự đốt lên đường nhỏ giọt proton. Ý tưởng chính là một loại phòng xạ sẽ bắt một proton trước khi nó phân rã beta, mở ra quá trình đốt hạt nhân mới mà không thể thực hiện ngược lại được. Do nhiệt độ cao hơn nên các chu trình xúc tác này còn được gọi là các chu trình CNO nóng; vì thời gian bị giới hạn bởi các phân rã beta thay vì các quá trình bắt proton, chúng cũng được gọi là các chu trình CNO bị giới hạn bởi beta.[cần giải thích]

Chu trình HCNO loại I

Sự khác nhau giữa chu trình CNO loại I và chu trình HCNO loại I là 13N bắt một proton thay vì phân rã, dẫn đến chuỗi toàn phần 12C→13N→14O→14N→15O→15N→12C:

12C 1H → 13N γ   1.95 MeV
13N 1H → 14O γ   4.63 MeV
14O   → 14N e+
 
ν
e
 
5.14 MeV(thời gian bán rã là 70.641 giây)
14N 1H → 15O γ   7.35 MeV
15O   → 15N e+
 
ν
2.75 MeV(thời gian bán rã là 122.24 giây)
15N 1H → 12C 4He   4.96 MeV

Chu trình HCNO loại II

Sự khác biệt đáng chú ý giữa chu trình CNO loại II và chu trình HCNO loại II là 17F bắt một proton thay vì phân rã, và neon được tạo ra trong phản ứng tiếp theo lên 18F, dẫn đến chuỗi toàn phần 15N→16O→17F→18Ne→18F→15O→15N:

15N 1H → 16O γ   12.13 MeV
16O 1H → 17F γ   0.60 MeV
17F 1H → 18Ne γ   3.92 MeV
18Ne   → 18F e+
 
ν
4.44 MeV(thời gian bán rã là 1.672 giây)
18F 1H → 15O 4He   2.88 MeV
15O   → 15N e+
 
ν
2.75 MeV(thời gian bán rã là 122.24 giây)

Chu trình HCNO loại III

Khác với chu trình HCNO loại II là 18F bắt một proton để về hạt nhân khối lượng lớn hơn và sử dụng cơ chế sản phẩm helium giống như chu trình CNO loại IV 18F→19Ne→19F→16O→17F→18Ne→18F:

18F 1H → 19Ne γ   6.41 MeV
19Ne   → 19F e+
 
ν
3.32 MeV(thời gian bán rã là 17.22 giây)
19F 1H → 16O 4He   8.11 MeV
16O 1H → 17F γ   0.60 MeV
17F 1H → 18Ne γ   3.92 MeV
18Ne   → 18F e+
 
ν
4.44 MeV(thời gian bán rã là 1.672 giây)